-------

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Đây là bài tổng hợp tương đối đầy đủ về TPP.

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Lãnh đạo các nước tham gia TPP

Nền tảng của TPP là gì?
Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

12 quốc gia tham gia đều là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tổng dân số 650 triệu người, trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31.481 USD (năm 2011), tổng GDP lên đến hơn 20 nghìn tỷ USD. Khi có hiệu lực, TPP tạo ra một 
thị trường chung đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.Vì sao TPP quan trọng?
Ngoài ra không thể không chú ý đến việc đây là sáng kiến do Mỹ dẫn đầu. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và luôn coi khu vực châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa để tăng trưởng trong tương lai.
Một số ý kiến còn cho rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng TPP làm công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này. Nhiều người cũng tin rằng các thành viên khác của APEC cũng sẽ tham gia TPP trong vài năm tới, khiến TPP càng quan trọng hơn.
21 nước APEC chiếm tới 44% thương mại toàn cầu và 40% dân số thế giới.

Các lĩnh vực trong hiệp định TTP
- Thương mại điện tử
- Dịch vụ xuyên biên giới
- Thuế
- Môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Sở hữu trí tuệ
Chi tiêu công của chính phủ
- Đầu tư
- Lao động
Pháp luật
- Giải quyết tranh chấp
- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch thực phẩm
- Viễn thông
- Dệt may
- Bồi thường thiệt hại thương mại
Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên

Những lợi ích khi tham gia TPP
- Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
- Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.
- Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.
- Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
- Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.
Lộ trình đàm phán TPP
Đàm phán TPP là một quá trình dài với rất nhiều cuộc họp ở nhiều cấp khác nhau. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thực sự chỉ bắt đầu từ năm 2010 và mục tiêu đặt ra là chốt lại vào năm 2012.
Từ năm 2010 đến 2013, tổng cộng đã có 19 vòng đàm phán chính thức diễn ra. Trong đó có vòng đàm phán thứ 7 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong các ngày từ 15 đến 24/6/2011.
Trong 2 năm gần đây là 2014 và 2015, tiếp tục có nhiều cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.

TPP là cuộc chơi ở đẳng cấp cao. Điều tiên quyết phải làm đó phải tìm hiểu luật chơi ngay từ bây giờ, tìm ra trong các văn bản đàm phán của TPP xem doanh nghiệp mình, ngành mình, đơn vị mình sẽ ở đâu trong đó và ở vị thế hưởng lợi hay gặp thách thức.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cuộc chơi mới và ở tầm cao mà Việt Nam đang trong quá trình đám phán với các nước tham gia.

Q: TPP là gì ?
TPP (viết tắt từ Trans-Pacific Partnership) là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương giữa các quốc gia sau : Australia (AU), Brunei (BN), Chile (CL) , Japan (JP) Malaysia (ML), Mexico (MX), New Zealand (NZ) , Peru (PE) , Singapore (SG) , Vietnam (VN), United States (US).
TPP hiện đang trong quá trình đám phán giữa 12 quốc gia tham gia về nhiều lĩnh vực như thuế, hàng rào phi thuế quan, đầu tư, thị trường tài chính, sở hữu trí tuệ, môi trường, chất lượng nguồn gốc sản phẩm..v.v. Tên viết tắt của mỗi quốc gia gồm 2 chữ cái được sử dụng trong các văn bản đàm phán.

Q: TPP có tầm quan trọng ra sao?
Khi hoàn thành quá trình đàm phán và được thông qua (với mục tiêu sớm nhất là trong năm 2015), thì khi đó sẽ làm thay đổi đến hoạt động của 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Các nội dung bao quát của TPP không chỉ giới hạn ở kinh tế thương mại thuần túy mà còn tác động tới các lĩnh vực khác như môi trường, văn hóa và các chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

Q: Mục đích của TPP là gì?
TPP ban đầu được nảy sinh từ ý tưởng của 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore . Họ dã ký vào ngày 03/06/2005 và có hiệu lực ngày 28/05/2006 với mục đích hội nhập kinh tế các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ngày nay với sự tham gia đàm phán của 12 nước, phạm vi ảnh hưởng và mục đích của TPP rộng lớn hơn. TPP nhằm mục đích tạo ra một hình mẫu khuôn khổ hợp tác của thế kỉ 21, thiết lập những chuẩn mực mới cho thương mại thế giới, kết hợp những vấn đề nảy sinh của thế hệ tương lai tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia thành viên TPP trong nền kinh tế toàn cầu.

Q: Phạm vi đàm phán của TPP bao gồm những lĩnh vực gì?
Tham vọng của TPP nhằm thiết lập những chuẩn mực cao và toàn diện cho vấn đề hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Chính vì thế TPP bao gồm các lĩnh vực sau: Cạnh tranh, Hợp tác và xây dựng năng lực, Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, Thuế, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Chi tiêu công của chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư,Lao động, Pháp luật và giải quyết tranh chấp, Khả năng xâm nhập thị trường của hàng hóa, Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, Chuẩn vệ sinh hàng hóa, Rào cản kĩ thuật với thương mại, Viễn thông, Nhập cảnh tạm thời với doanh nhân, Dệt may và quần áo, Bồi thường thiệt hại trong thương mại.
Có thể thấy rằng, TPP bao phủ một phạm vi rất rộng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên.

Q: Bao giờ TPP sẽ được chính thức thông qua và tiến độ đàm phán?
Do còn nút thắt chưa được gỡ, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia Hiệp định TPP sẽ kéo dài thêm 1 ngày, đến ngày 4/10/2015 theo giờ Mỹ, tức ngày 5/10/2015 theo giờ Việt Nam. Các đoàn vẫn bế tắc xoay quanh hai nút thắt là vấn đề sản phẩm bơ sữa và đặc biệt là vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền các mặt hàng sinh dược.
Q: Việt Nam tham gia TPP thì sẽ hưởng lợi gì ?
Việt Nam với tư cách một thành viên tham gia TPP thì sẽ có các cơ hội sau:
Đưa các sản phẩm của mình sang thị trường rộng lớn của 12 quốc gia thành viên, chiếm 40% sản lượng toàn cầu với các mức thuế quan rất thấp hoặc thậm chí là dỡ bỏ. Các ngành hiện nay Việt Nam có thế mạnh như dệt may, nông sản riêng có ở Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với các trợ giúp từ các quốc gia phát triển hơn trong khối về mặt kĩ thuật nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia cho doanh nghiệp và chính phủ.
Người dân Việt Nam có cơ hội được sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và với giá thành rẻ hơn từ các quốc gia trong khối. Doanh nhân và người dân Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng hơn xuất cảnh tới các quốc gia phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch.
Các doanh nghiệp nước ngoài trong khối sẽ tích cực mang vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm tạo công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ. Người lao động sẽ có được sự bảo vệ lớn hơn về quyền lợi của mình.
Vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm cũng sẽ được quan tâm mạnh hơn nhằm tạo ra một đất nước sạch đẹp hơn và an toàn hơn.
Chi tiêu công của chính phủ sẽ công khai và hiệu quả hơn.

Q: Việt Nam tham gia TPP thì sẽ gặp những khó khăn thách thức gì?
Khi tham gia vào TPP, Việt Nam cũng sẽ gặp một loạt các thách thức:
Các sản phẩm chất lượng thấp, không đạt chuẩn sẽ bị cạnh tranh trực tiếp trên sân nhà. Khi xem xét cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuất của Việt Nam sẽ gặp khó khăn là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường. Các ngành bị tác động tương đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu dùng.
Khi xóa bỏ thuế nhập khẩu, nguồn thu trực tiếp này sẽ giảm nhưng kì vọng là sẽ bù đắp lại từ nguồn thu VAT.
Các tiêu chuẩn cao về Sở hữu trí tuệ sẽ khiến cho doanh nghiệp và đa phần người dân sẽ phải mất chi phí cao hơn cho các bản quyền phần mềm cũng như các sáng chế liên quan đến sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.
Các công cụ điều hành kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng sẽ giảm hiệu lực vì phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giói.
Ngành ngân hàng sẽ chịu sức ép rất lớn khi các tập đoàn tài chính lớn của các nước thành viên được phép cung cấp các dịch vụ đa dạng trực tiếp. Chính vì thế, hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiến hành cải tổ mạnh bằng các thương vụ sáp nhập và xử lý nợ xấu.
Các doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động chi tiêu công của chính phủ sẽ chịu sức ép cạnh tranh trực tiếp khi phải đấu thầu với các nhà thầu nước ngoài thay vì cơ chế chỉ định thầu. Nhưng điều này cũng góp phần lành mạnh ngân sách quốc gia.

Q: Chúng ta cần làm gì để đón nhận cơ hội và đối phó với thách thức?
TPP là cuộc chơi ở đẳng cấp cao. Điều tiên quyết phải làm đó phải tìm hiểu luật chơi ngay từ bây giờ, tìm ra trong các văn bản đàm phán của TPP xem doanh nghiệp mình, ngành mình, đơn vị mình sẽ ở đâu trong đó và ở vị thế hưởng lợi hay gặp thách thức.
Thứ hai, mọi người lao động cũng như mọi doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh về ngoại ngữ, năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, sự hiểu biết về pháp luật quốc tế .v.v. Tập trung phân bổ nguồn lực vào những ngành lĩnh vực có lợi khi tham gia TPP. Có thể phải mạnh dạn buông cho những sản phẩm mà không có tính cạnh tranh.
Việc đánh giá chính xác lợi hại khi tham gia vào TPP hay các hiệp định thương mại khác là việc lớn và khó khăn. Năng lực càng mạnh thì sẽ hưởng lợi càng nhiều. Chỉ có thể thu được kết quả chính xác qua việc điều tra xã hội rộng với nhiều thành phần tham gia. Nhưng việc đó có lẽ không quan trọng bằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh để chắc thắng trong mọi cuộc chơi.
Phuoc Nguyen tổng hợp

Không có nhận xét nào: